Vai trò Lập pháp (Việt Nam)

  • Lập pháp giữ vai trò chủ đạo thực thi và đảm bảo chủ quyền nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, được nhân dân ủy quyền lập pháp. Thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, quốc hội thể hiện ý chí, nguyện vọng đó trong Hiến pháp và các đạo luật.
  • Lập pháp có vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội.
  • Tạo nền tảng, hành lang pháp lý cho toàn xã hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Góp phần cân bằng lợi ích của nhân dân, cử tri và lợi ích quốc gia.
  • Thiết lập nên những chuẩn mực pháp lý cho hoạt động của quyền hành pháp và quyền tư pháp, góp phần thực hiện cơ chế “phân công, phối hợp, kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nước.
  • Góp phần phần phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước.